Báo Cáo Tổng Kết

Chương trình đào tạo nông dân tham gia sản xuất cà phê theo Tiêu chuẩn UTZ Certified do Tổ chức UTZ Certified tài trợ

1. Giới thiệu: 
Thực hiện Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho bà con nông dân tham gia sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED năm 2011 do tổ chức UTZ CERTIFIED tài trợ cho các Tổ chức/ Doanh nghiệp tham gia thực hiện chương trình cà phê theo tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED. Từ ngày 22/8/2011 đến ngày 26/10/2011, Trung Tâm Phát Triển Cộng Đồng đã tổ chức 27 lớp đào tạo với tổng số trên 2300 nông dân tham gia trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, DakLak, DakNong và Lâm Đồng  về “Kỹ thuật bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà phê”. 

2. Nội dung: 
Khóa tập huấn về “Kỹ thuật bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà phê” bao gồm các chuyên đề chính như sau: 
Kỹ thuật bón phân cân đối và hợp lý: 
-          Dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng 
-          Sự chuyển dịch phân bón trong đất 
-          Các triệu chứng thiếu dinh dưỡng đối với cây cà phê & cách xử lý 
-          Phân bón và cách sử dụng. 
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà phê: 
-          Nguyên lý chung, mục tiêu của phòng trừ sâu bệnh hại 
-          Các biện pháp Phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp 
-          Các loại sâu, bệnh hại chính trên cây cà phê 
-          Các yêu cầu khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 
Thảo luận: 
-          Giải đáp những vấn đề mà bà con còn gặp khó khăn trong canh tác cà phê. 

3. Phương pháp đào tạo: 
Sử dụng phương pháp đào tạo cho người lớn tuổi lấy người học làm trung tâm: 
-       Thảo luận và trao đổi kinh nghiệm giữa người học  và giảng viên về các vấn đề về trồng và chăm sóc cà phê. 
-       Các khóa tập huấn có sử dụng hình ảnh, video minh họa 
-       Tài liệu trình chiếu trên Power Point 
-       Tài liệu hỗ trợ nông dân: 
+ 1 bộ tài liệu Video về kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê 
+ 1 bộ tài liệu bản cứng về kỹ thuật bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà phê. 

4. Giảng viên đào tạo: 
Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo của Trung Tâm Phát Triển Cộng Đồng có trình độ chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cà phê 
-       Ông: Nguyễn Thanh Tâm: Phó giám đốc 
-       Ông: Phạm Kim Cương: Trưởng phòng đào tạo 
-       Ông: Nguyễn Hữu Thông: Trưởng phòng chuyển giao khoa học kỹ thuật 
-       Ông: Nguyễn Minh Hải: Chuyên viên phòng đào tạo 

5. Kết quả thực hiện: 
5.1 Kết quả đạt được: 
TỈNH TÊN DOANH NGHIỆP SỐ LỚP  TỔNG NÔNG HỘ
THAM GIA
GHI CHÚ
LÂM ĐỒNG Olam Lâm Đồng 2 220  
Louis Lâm Đồng 3 257  
GIA LAI Neuwman GiaLai 4 190  
Louis Gia Lai 2 153  
ĐĂK LĂK Vina Cà phê Buôn Ma Thuột 2 120  
ĐĂK NÔNG Vina Cà phê Buôn Ma Thuột 4 520  
Louis DakNong 10 845  
TỔNG CỘNG   27 2305  


5.2. Đánh giá của nông dân về chương trình đào tạo: 
Trong các lớp đào tạo cho nông dân, Nhóm giảng viên của Trung Tâm Phát Triển Cộng Đồng đã tiến hành phát phiếu đánh giá cho nông dân tham gia và tổng hợp kết quả đánh giá như sau:  
Nội dung đào tạo: 
-          Rất thiết thực:            44% 
-          Khá thiết thực:           47% 
-          Thiết thực:                    9% 
-          Chưa thiết thực:          0% 
Phương pháp truyền đạt của giảng viên: 
-          Rất tốt:                        53% 
-          Tốt:                              47% 
-          Trung bình:                 0% 
-          Chưa tốt:                     0% 
Lượng thông tin cung cấp: 
-          Quá nhiều:                   6% 
-          Nhiều:                         21% 
-          Vừa đủ:                       73% 
-          Ít:                                    0% 
Khả năng vận dụng các kiến thức đã tập huấn: 
-          Vận dụng tốt:             72% 
-          Vận dụng được:                   28% 
-          Không vận dụng:        0% 
Công tác tổ chức, phục vụ lớp học: 
-          Rất tốt:                         58% 
-          Tốt:                               37 % 
-          Trung bình:                  5% 
-          Chưa tốt:                      0% 

5.3   Ý kiến đóng góp và đề xuất của nông dân: 
Bà  con nông dân tham gia lớp đào tạo đã có một số ý kiến và đề xuất về chương trình để cho việc tổ chức các khóa đào tạo khác trong tương lai được tốt hơn: 
-       Chương trình tập huấn rất tốt, cần duy trì và thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn hơn nữa. 
-       Cần sắp xếp thời gian và nội dung tập huấn phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. 
-       Giúp bà con nông dân cách nhận biết phân bón giả, cách lấy mẫu đất đểphân tích dinh dưỡng đất, và tập huấn kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh bằng vỏ cà phê. 
-       Tập huấn thu hoạch chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng cà phê. 
-       Tập huấn An toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp nhằm giúp bà con giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. 

5.4 Nhận xét chung 
Nhìn chung các lớp tập huấn đã triển khai theo đúng nội dung, lịch trình và đạt được mục tiêu đề ra. Bà con nông dân đã tham gia đầy đủ và tích cực. Giảng viên tích cực giảng dạy và thúc đẩy lớp tập huấn theo phương pháp tích cực. Cán bộ tổ chức của các tổ chức, doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác tổ chức khóa tập huấn, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để giảng viên và nông dân  tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập. Tổ chức UTZ CERTIFIED thường xuyên theo dõi, hỗ trợ trợ hiệu quả, giám sát chặt chẽ để chương trình tập huấn diễn ra thành công. 
Người viết báo cáo

Các tin liên quan

SUSTAINABLE AGRICULTURE DEVELOPMENT SUPPORT